“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” chính là thứ tự các yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, nước tưới chính là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được đầu tư nhất để cây trồng có thể phát triển. Trên phương châm “mưa dầm thấm lâu”, có rất nhiều phương pháp tưới tiêu ra đời và được ứng dụng như tưới phun sương, tưới theo rãnh, tưới tràn,… Trong đó, hệ thống tưới nhỏ giọt là công nghệ mới được sử dụng phổ biến hiện nay. Mỗi hệ thống tưới nhỏ giọt có thể lớn, nhỏ khác nhau song mức đầu tư chi phí khá thấp, chỉ từ 3-15 triệu đồng tùy theo diện tích canh tác.
Hệ thống tưới dân việt |
Với những ưu thế vượt trội về năng suất cũng như chi phí thi công so với hình thức tuới cổ điển thì hệ thống tưới nhỏ giọt đang là lựa chon hàng đầu của bà con để phục vụ cho việc tưới tiêu. Vậy Hệ thống tưới nhỏ giọt là gì, ưu nhược điểm ra sao. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
1. Thế nào là tưới nhỏ giọt và hệ thống tưới nhỏ giọt ?
Tưới nhỏ giọt là một phương pháp tưới tiết kiệm nước và phân bón bằng cách cho nước nhỏ giọt từ từ vào rễ của cây hoặc nhỏ lên bề mặt đất lên vùng có rễ. Tưới nhỏ giọt được chọn để thay thế việc tưới bề mặt vì các lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là để giảm thiểu sự bay hơi nước.
Hệ thống tưới nhỏ giọt là một mạng lưới đường ống phân phối nước được đặt áp dưới mặt đất và theo hướng cây trồng. Trên đường ống phân phối có các điểm đầu nhỏ giọt được dán trực tiếp vào trong ống hoặc gắn thông qua các đầu kết nối với khoảng cách khác nhau tùy thuộc cây trồng và loại đất.Hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây thanh long |
2. Ưu, nhược điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt
2.1. Ưu điểm
Tiết kiệm nước: Nước được dẫn bằng đường ống nhỏ (không có thoát khí) nên tổn thất thấm và bốc hơi rất ít.
Lưu lượng tưới nhỏ (không phát sinh dòng chảy mặt) thường tiếp xúc vào phần rễ, làm cho nước nhỏ vào thấm lâu và sâu.
Tỷ lệ cân đối với thời gian đạt đến lượng nước cần thiết cho cây, đáp ứng yêu cầu nước đối với cây trồng theo thời gian và số lượng, hiệu suất lợi dụng nước cao.
Do vậy so với tưới bằng dòng chảy mặt đất có thể tiết kiệm được từ 1/3 – 1/2 và so với tưới phun tiết kiệm từ 15% – 25%.
Hiệu quả tiết kiệm nuớc của công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây buởi đựoc xác định bằng cách so sánh luợng nước tuới giữa khu thí nghiệm tuới nhỏ giọt và khu đối chứng. Kết quả tính toán hiệu quả tiết kiệm nuớc khi áp dụng công nghệ tuới nhỏ giọt cho cây buởi năm 2009 cho thấy luợng nuớc tưới ở khu thí nghiệm giảm đuợc 425 m3/ha/năm. Tức là tiết kiệm đuợc 40% so với luợng nuớc tuới áp dụng kỹ thuật tuới rãnh thông thuờng.
Tiết kiệm năng lượng: Ống tuới nhỏ giọt hoạt động với áp lực thấp, áp lực công tác thường từ 0.15at – 2at so với tưới phun lại vừa tiết kiệm nước nên hiệu suất lợi dụng cao do đó giảm được năng lượng bơm.
Nước tưới được phân bố đồng đều: Ống tuới nhỏ giọt sẽ là một hệ thống các lỗ nhỏ đều nhau đảm bảo từng giọt nước sẽ phát sinh ra theo hướng đường thẳng (vị trí của cây trồng) từ đó mà nước sẽ ngấm sâu vào từng rễ cây. Độ đồng đều nói chung có thể đạt 80-90%
Tăng hiệu quả tưới tiêu:Tưới nhỏ giọt có thể cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần với liều lượng và thời gian thích hợp cho cây, lại có khả năng điều tiết nhiệt độ và độ ẩm giữa các cây do đó tạo điều kiện tốt để cây trồng đạt được sản lượng cao và ổn định. Thực tế cho thấy những vùng thực hiện tưới nhỏ giọt, năng suất cây trồng có thể tăng tới 30%.
Phù hợp với mọi loại đất và cây trồng: Nhờ sự linh hoạt của việc điều tiết nhỏ giọt nên khả năng mà phương pháp này mang lại sẽ khá phù hợp cho mọi loại đất.
Ví dụ: Đối với đất cát có tính thấm nước cao có thể tưới gián đoạn. Như vậy có thể làm cho tầng đất ở rễ cây duy trì được lượng nước thích hợp, không gây ra thấm sâu.
2.2. Nhược điểm và cách khắc phục
Bên cạnh những ưu điểm mà hệ thống tưới nhỏ giọt có được thì phương pháp này cũng không thể tránh được 1 vài nhược điểm lớn như:
Nước máy hay nước giếng thường có nhiều tạp chất dư thừa trong nước như phù sa, đá vôi, cặn lơ lửng,… và chính vì đường ống nhỏ giọt nhỏ nên ống tưới dễ bị tắc → Điều này có thể làm cho hệ thống tưới hoạt động không bình thường, ngừng hoạt động.
→ Do vậy khi tưới nước nhỏ giọt, phải đảm bảo chất lượng nước yêu cầu rất cao, nên qua một màng lọc trước rồi mới cho qua ống tưới nhỏ giọt.
Có thể gây nên tích lũy muối. Trên đất tưới mà hàm lượng muối cao, khi thực hiện tưới nhỏ giọt các phần tử muối có thể động bên ngoài viền ẩm, nếu gặp mưa nhỏ, các phần tử muối có thể bị xói đến phần rễ cây và gây nên nhiễm mặn, lúc này nên tiếp tục tưới nhỏ giọt. Ở những vùng không có điều kiện rửa mặn hoặc lượng mưa không ít thì không nên thực hiện tưới nhỏ giọt trên đất có hàm lượng muối cao.
Hệ thống tưới |
Kết luận
Muốn thành công bao giờ công nghệ cũng phải đi trước, nhờ có công nghệ giúp giảm thiểu sức lao động, tiết kiệm thời gian lao động mới tăng được năng suất kinh tế.
Mặt khác, giá của hệ thống tưới nhỏ giọt này cũng không cao nên bà con nên đầu tư cho mình hệ thống này để sản phẩm nông nghiệp được cung cấp ra thị trường luôn xanh, sạch, đẹp, an toàn cho sức khỏe.
No comments:
Post a Comment